Tìm mua đất Củ Chi là công việc không đơn giản nếu chưa có kinh nghiệm, khi chúng ta muốn mua một mảnh đất đầu tư thay vì gửi ngân hàng, hoặc để xây nhà, làm vườn, mở kho xưởng công ty,… chúng ta phải bắt đầu từ đâu?
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm tìm mua đất Củ Chi, mong rằng sẽ hữu dụng với anh chị, đặc biệt là các anh chị đầu tư bất động sản.
Kinh nghiệm thứ nhất: nắm khung giá
Giá chung của toàn huyện Củ Chi chỉ mang tính chất tham khảo đánh giá thị trường, còn mỗi khu vực nhỏ lại có giá khác nhau. Nên nếu xác định trở thành nhà đầu tư, anh chị phải nắm chắc khung giá của từng khu vực, điều này giúp anh chị phán đoán chính xác giá trị của mảnh đất nằm ở vị trí bất kỳ.
Huyện Củ Chi rất rộng có đến 21 khu vực, việc ghi nhớ giá và cập nhật mới đòi hỏi hàng ngày phải thường xuyên xem đất, theo dõi kết hợp với kiểm tra quy hoạch để phân loại.
Giúp anh chị rút ngắn thời gian tìm hiểu giá cũng như tích luỹ kinh nghiệm tìm mua đất Củ Chi, chúng tôi đã làm bài viết sau.
Nắm được khung giá mới biết tài chính hiện có phù hợp đầu tư vào khu vực xã nào, khoanh vùng tìm đất sẽ tiết kiệm thời gian đồng thời đạt hiệu quả đầu tư cao nhất.
Kinh nghiệm thứ hai: bài toán tài chính
Quá trình tìm mua đất Củ Chi đôi lúc sẽ hụt vốn vì nhiều lý do, nên chuẩn bị song song nguồn tài chính chủ động (nhàn rỗi) và nguồn tài chính bị động (từ người thân, bạn bè, nhà băng). Nguồn chủ động luôn chiếm tỷ lệ 70% để tạo ngưỡng an toàn, hạn chế tối đa áp lực tài chính gây ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư.
Một cách khác chúng tôi hay áp dụng khi không muốn phụ thuộc vào nguồn bị động, đó là tạo nhóm đầu tư chia sẻ lợi nhuận, cách này đòi hỏi anh em làm việc hợp tính, cùng chí hướng và phải minh bạch trong mỗi quyết định.
Kinh nghiệm thứ ba: nắm pháp lý
Bên cạnh giá bán, vấn đề pháp lý được phần lớn mọi người quan tâm. Sau đây chúng tôi hệ thống đơn giản nhất để anh chị dễ hình dung.
1. Giấy tờ: sổ riêng là OK nhất. Đối với sổ chung khi mua phải đảm bảo tất cả chủ đồng sở hữu đều ra công chứng, rồi sang tên chúng ta gọp lại thành một sổ riêng. Đối với giấy tờ tay tuyệt đối nói KHÔNG nha anh chị.
2. Đường đi trước đất: là đường nhà nước thì trên sổ và file quy hoạch có thể hiện, trường hợp sổ đỏ cũ (năm 2004 trở về trước) không thể hiện, khi đổi sổ hồng mới sẽ thể hiện. Còn đối với đường tự chừa, đường nội bộ… nói chung chưa công nhận là đường nhà nước thì phần lớn ngân hàng không cho vay và giá trị đất khá rẻ.
3. Quy hoạch: tìm mua đất Củ Chi đây là vấn đề quan trọng để phân loại đất, nên chúng tôi dành hẳn một bài viết để nói về quy hoạch, anh chị có thể tham khảo tại mục TIN TỨC.
4. Tranh chấp: đất tranh chấp sẽ không công chứng và sang tên được, nên anh chị an tâm về vấn đề này. Khi đặt cọc cứ thỏa thuận thẳng với chủ đất, nếu có tranh chấp thì tiền cọc một đền hai.
5. Chuyển mục đích: chuyển từ đất lúa sang đất trồng cây, hay từ đất trồng cây sang đất ở (xin thổ cư) phải đáp ứng điều kiện tiên quyết là quy hoạch đất phù hợp. Ví dụ: trên sổ đang là đất lúa, hiện trạng quy hoạch của huyện là đất trồng cây, thì anh chị mới xin chuyển từ đất lúa sang đất trồng cây được.
6. Tách thửa:
Đối với đất ở (đất thổ cư):
– Phải có đường nhà nước.
– Phù hợp quy hoạch như chuyển mục đích.
– Mảnh đất muốn tách ra đáp ứng: có 100% thổ cư đã đóng thuế đầy đủ, diện tích tối thiểu 160m2 đã trừ lộ giới, chiều ngang mặt tiền tối thiểu 10m.
Đối với đất trồng cây, đất lúa anh chị liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết vì quy định ràng buộc rất nhiều.
7. Sang tên: các loại đất sang tên bình thường. Riêng đất lúa, theo quy định phải có giấy xác nhận sở hữu và thu nhập ổn định từ sản xuất trên đất nông nghiệp mới sang tên được.
Kinh nghiệm thứ tư: chọn thời điểm
Năm 2018, anh chị nào đã từng tham gia thị trường sẽ nhận ra, mua đất vào buổi sáng bán ra buổi chiều lời ngay là chuyện bình thường.
Năm 2021, tết nguyên đán Tân Sửu vừa kết thúc, mặc cho dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp nhưng khách mua chủ bán cực kỳ tấp nập.
Năm 2024, sẽ là chu kỳ mới, lần này khác biệt lớn nhất nằm ở dự án Cao tốc tại Củ Chi thúc đẩy mạnh mẽ thị trường bất động sản hơn bao giờ hết.
Sốt giá khiến bất động sản nhanh chóng đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng, nên phù hợp kế hoạch đầu tư lướt sóng.
Còn giai đoạn không sốt giá, là thời điểm tốt cho chúng ta tìm mua đất Củ Chi giá hời, phù hợp kế hoạch đầu tư 3 – 6 tháng, 1 năm hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, nếu vận dụng tốt những kinh nghiệm để săn giá ngộp, chúng ta hoàn toàn có thể tự tạo ra cơ hội để lướt sóng mà không phụ thuộc vào thị trường.
Kinh nghiệm thứ năm: chọn nguồn đất
Hiện nay có nhiều nguồn bán đất nhưng chung quy lại có 2 nguồn chính, đó là từ người quen và từ internet.
1. Nguồn đất từ người quen
Khá tin tưởng, nhưng không dồi dào về sản phẩm, kích thước, diện tích.
Lưu ý: đôi khi vì thân quen tin tưởng nên chúng ta khó mặc cả, thậm chí bỏ qua vấn đề pháp lý. chúng tôi từng gặp trường hợp mua đất từ người quen, sau đó vì không tách thửa sang tên được nên hỏi thăm các Văn Phòng Nhà Đất, xem quy hoạch gì mà không tách thửa được? và sang tên kiểu viết giấy tay rủi ro ra sao?… tìm mua đất Củ Chi như thế cực kỳ nguy hiểm.
2. Nguồn đất từ internet
Công nghệ 4.0 phát triển kết nối vạn vật, mọi thứ mua bán qua internet, bất động sản cũng không ngoại lệ. Chỉ cần ngồi nhà với điện thoại smartphone hoặc máy tính là thoải mái lựa chọn, sản phẩm nhà đất dồi dào.
Lời kết
Nhiều cặp vợ chồng thích đất Củ Chi nên kiên trì tìm mua đất Củ Chi năm này sang năm khác, cuối cùng thành quả là số 0, nghĩ rằng duyên chưa tới nhưng thật ra do ít kinh nghiệm dẫn tới tâm lý sợ bị lừa gạt.
Trong khi đó với 1 năm, khách hàng đầu tư bên chúng tôi đã mua đi bán lại nhiều mảnh đất lợi nhuận thu về rất tốt. Kinh nghiệm làm nên sự khác biệt, vừa tiết kiệm thời gian vừa mang lại hiệu quả cao. Hy vọng khi chưa có dịp hợp tác cùng chúng tôi, thì những chia sẻ trên ít nhiều giúp anh chị trong việc tìm đất.